Mức độ nghiêm trọng và hình thức xử phạt đối với lỗi vượt quá tốc độ 

Lỗi vượt quá tốc độ khi tham gia giao thông không chỉ làm mất trật tự xã hội mà còn gây nguy hiểm với tất cả mọi người. Vì vậy, pháp luật Việt Nam hiện nay đã quy định cụ thể về hình thức xử phạt đối với hành vi này. Dù vậy, việc tìm hiểu các quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông của người dân vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tính nguy hiểm cũng như mức phạt với hành vi vượt quá tốc độ theo luật định.

loi-vuot-qua-toc-do-1

Mức xử phạt đối với lỗi vượt quá tốc độ

Điều khiển phương tiện giao thông vượt quá tốc độ là một trong những hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, hình thức xử phạt cho hành vi này đã được quy định rõ trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, hành vi điều khiển các loại xe cơ giới giao thông chạy với tốc độ nhanh sẽ bị xử phạt với các mức như sau:

Với xe ô tô và các phương tiện tương tự xe ô tô

Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự như xe ô tô vượt quá tốc độ từ 5km/h – 10km/h sẽ bị phạt tiền với từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trong trường hợp vượt quá tốc độ được quy định từ 10 – 20km/h, mức phạt được áp dụng là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 

Mức phạt được tăng lên là 6.000.000 đồng cho những đối tượng điều khiển xe với tốc độ vượt quá 20 – 35km/h so với tốc độ được quy định. Mức phạt cao nhất đối với xe ô tô vượt quá tốc độ được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP là từ 10.000.000 – 12.000.00 triệu đồng khi điều khiển xe vượt trên 35 km/h so với quy định. Ngoài ra, người tham gia giao thông còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe với thời hạn từ 1 tháng đến 4 tháng tùy từng trường hợp.

Đối với xe gắn máy, xe mô tô và các loại xe tương tự

Tương tự như xe ô tô, mức phạt mà Nghị định số 100/2019/NĐ-CP áp dụng trong trường hợp xe mô tô, xe gắn máy và các loại phương tiện tương tự cũng được chia thành nhiều mốc khác nhau. Bao gồm:

  • Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng cho trường hợp chạy quá tốc độ từ 5 – dưới 10 km/h.
  • Với trường hợp vượt quá tốc độ quy định từ 10 – 20 km/h, mức phạt được áp dụng là từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng.
  • Người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ trên 20km/h phải nộp phạt với mức tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Không chỉ vậy mà người tham gia giao thông cũng có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe của mình trong khoảng từ 2 đến 4 tháng theo quy định của pháp luật.

loi-vuot-qua-toc-do-2

Với các loại xe kéo hoặc xe chuyên dụng

Các mức phạt dành cho xe kéo và xe chuyên dụng khi di chuyển quá tốc độ quy định cũng được chia theo các mốc vi phạm như ở xe mô tô, xe gắn máy. Tuy nhiên, số tiền phạt đối với những xe này sẽ lần lượt là 400.000 đồng đến 600.000 đồng, 800.000 đồng – 1.000.000 đồng và 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Mức độ nguy hiểm của lỗ vượt quá tốc độ

Có thể thấy, Nhà nước đã ban hành văn bản cụ thể nhằm xử phạt hành chính đối với các vi phạm trong lĩnh vực giao thông, trong đó có lỗi vượt quá tốc độ với mức xử phạt hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng vượt quá tốc độ vẫn xảy ra thường xuyên, đặc biệt là đối với những đối tượng đã uống rượu, bia. Hành vi này gây nguy hiểm cho toàn xã hội, đe dọa đến sức khỏe của cả người điều khiển phương tiện mà còn cả những người tham gia giao thông xung quanh.

Những năm gần đây, tình trạng vượt quá tốc độ không chỉ diễn ra ở những vùng nông thôn nước ta mà thậm chí, dọc đường quốc lộ hay các khu đô thị thì lỗi vượt quá tốc độ vẫn là một trong những lỗi phổ biến. Chính vì vậy mà lực lượng cảnh sát giao thông Việt Nam luôn phải tích cực hoạt động, tăng cường tuần tra để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm.

loi-vuot-qua-toc-do-3

Lỗi vượt quá tốc độ luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại lớn không chỉ đối với sức khỏe và tính mạng của người tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội. vì vậy, mỗi người dân hãy nâng cao tinh thần, ý thức tự giác để góp phần giữ gìn trật tự xã hội, đảm bảo an toàn trong giao thông.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply